PARIS, ngày 25.5.2019 (VCHR & PTTPGQT)
Xem Bài 1 (https://tinyurl.com/ydylbr9f)
Xem Bài 2 (https://tinyurl.com/y5lnm3t2)
“Thục Vũ Hoàng Hữu Thuỵ và Ý Dân Nguyễn Đức Thuần càng viết càng sai, càng đổi trắng thay đen, càng phơi bày sự xảo quyệt. Bởi đám Lực-lượng-3-Mống này, tự vỗ ngực xưng chúng là “Lực Lượng Cư sĩ Chấn hưng Phật giáo”, viết 87 bài mạ lỵ, vu cáo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và Cư sĩ Võ Văn Ái. Chúng không viết bằng cây bút, mà bằng cục gôm như bọn khuyển mã dưới các đế chế Phát xít hay Cộng sản. Chúng tẩy xoá tất cả sự thật xã hội, lịch sử và con người, để tuyên dương Thời đại mới của sự vu hãm và giết người hiền lương. Mọi bài viết của chúng hiện diện đầy đủ tên người, ngày tháng, sự kiện y như thật — nhưng là sự thật hư cấu của những tờ rơi Mạo tin/Fake News ném đá giấu tay. Hãy xem 2 tên Dư Luận viên này nhào lộn cục gôm tẩy xoá và vu khống Phật giáo qua 87 bài viết trong vòng 20 tháng thông qua 14 trường hợp vu khống viện dẫn cụ thể.
(Tiếp theo Bài 2)
Lời Ghi chú bài kết : Bài thứ 3 hôm nay kết thúc loạt 3 bài do tập thể Cơ sở Quê Mẹ : Hành động Cho Dân chủ Việt Nam và Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế, thực hiện nhằm vạch trần bộ mặt xảo trá của 2 tên viết thuê chửi mướn Thục Vũ Hoàng Hữu Thụy và Ý Dân Nguyễn Đức Thuần. Ba bài viết nêu lên 14 ví dụ cụ thể mà 2 tên Dư luận viên toàn chế bôi đen, biến có thành không, biến không thành có, bóp méo sự thật để vu hãm người hiền lương ở thời kỳ xã hội Việt Nam vỡ vụn, cực kỳ phân hoá và nhiễu nhương ngày nay.
Tập thể hai cơ sở Quê Mẹ và Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế không chủ ý đôi co, đính chính, trả lời những vu khống, miệt thị qua 87 bài viết trong vòng 20 tháng của 2 Dư luận viên Thục Vũ – Ý Dân. Chúng tôi chỉ trình bày một số tài liệu và hành hoạt cụ thể bị chúng mang ra mạo hoá theo tâm địa của kẻ không có nhân cách người. Mong mỏi, người còn lòng dạ quê hương, cũng như mai hậu, còn tư liệu so chiếu, phân biệt những trùng độc manh nha sinh nở từ chế độ ngoại thuộc và quyền bính sát nhân trên đất nước ta hôm nay, đặc biệt ở cạnh khía tục tằn thoá mạ của nền Văn hoá Chửi — lấy sự nguyền rủa làm cơ sở bôi mặt đá nhau cho mục tiêu tàn diệt Văn hiến Việt.
Cơ sở Quê Mẹ & Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế
Trường hợp thứ 3 : Dù chẳng liên hệ bà con hay bạn hữu, Thục Vũ vẫn bôi mặt viết bài đưa lên Mạng rêu rao hắn “cung phụng tiền bạc cho ông Ái” ?!
Ngày 26 tháng 4 năm 2018 Dư luận viên Thục Vũ Hoàng Hữu Thuỵ hành nghề chửi mướn qua bài “Tâm thư gửi Minh Phúc Trần Quốc Hưng – Nhìn lại một giai đoạn lịch sử Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) vì ai nên nỗi”. Tựa bài dài lê thê như 19 trang vu cáo không đầu không đuôi. Lập đi lập lại như mấy chú Sơn Đông mãi võ.
Vì không thông tiếng Việt, hai dư luận viên Thục Vũ, Ý Dân thường không hiểu nội dung từ ngữ chúng dùng. Ý chúng muốn lấy một giai đoạn GHPGVNTN lâm pháp nạn, mà chúng gọi là “lịch sử” làm phông cảnh cho màn kịch vu cáo một nhân vật Phật giáo là ông Võ Văn Ái. Do chúng không hiểu lịch sử nghĩa là gì !
“Lịch” là chuyện đã qua. “Sử” trong tiếng Hán hội ý từ hai chữ trung, là không thiên lệch, và hựu là bàn tay. Lịch sử là chuyện đã qua do người trung chính viết lại, không vo tròn bóp méo. Ngày xưa sử quan là kẻ biên chép nhất cử nhất động hằng ngày của vua.
Dư luận viên Thục Vũ thiếu kiến văn, và tư cách người viết sử nên : “một giai đoạn lịch sử GHPGVNTN” dưới thời đại Cộng sản chỉ là sườn dựng để hắn treo “đầu heo bán thịt chó” hoàn thành tâm địa hằn thù, vu cáo. Còn chuyện thật, chuyện rõ như ban ngày ai cũng biết thì hắn giấu tiệt. Ai không biết chế độ Cộng sản khủng bố, đàn áp, truy diệt tôn giáo, không cho GHPGVNTN hoạt động tôn giáo, làm tan nát toàn bộ cơ cấu Giáo hội khi họ từ rừng xuống đồng bằng năm 1975.
20 tháng trường viết 87 bài bôi nhọ, đánh phá Phật giáo và cá nhân ông Võ Văn Ái. Nhưng không hề thấy qua 20 tháng đó, hay 42 năm trước đó cũng như 3 năm sau, chúng viết một bài nào phân tích hoặc tố cáo về sự điêu linh hoá đất nước và dân tộc của chế độ cực quyền toàn trị, hay lên tiếng bênh vực cho bất cứ ai bị khủng bố trong nước vì hành xử quyền tự do ngôn luận và biểu đạt ?!
Thục Vũ cùng Ý Dân chỉ chạy tội cho Cộng sản khi tấn công Phật giáo. Chúng tạo ra một nhân vật tế thần, mang tên Võ Văn Ái, người mà chúng chụp mũ “làm tan nát Phật giáo”. Biến một người hiến thân bảo vệ GHPGVNTN thành kẻ “phá hoại Phật giáo”. Còn nhà cầm quyền Cộng sản thì vô tội.
Thục Vũ tụng ca cái-ta-to-bự-chưa-teo của hắn, trí trá kể công cho Minh Phúc rằng :
“Bản thân anh cũng vướng mắc vào một chủ quan, một định kiến sai lầm, cho ông Võ Văn Ái là một nhà tranh đấu đại tài, nặng lòng với quốc gia dân tộc và đạo pháp, nên suốt bao thập niên anh đã phò ông Võ Văn Ái hết mình, xem ông Ái như một vị cứu tinh dân tộc. Ông là Bồ Tát Quán Âm xuống trần gian cứu độ dân lành, cứu nguy Phật giáo Việt Nam được miên viễn trường tồn”.
“Anh có thể nói thẳng rằng những gì em và Nhật Liên Dũng làm và bênh vực ông Ái bây giờ chỉ là phần nhỏ so với tụi anh trước đây, luôn cả về mặt tài chánh, tiền bạc cung phụng cho ông Ái nữa”.
Chúng tôi – tập thể người từng cộng tác, hậu thuẫn, làm việc cạnh ông Võ Văn Ái trong Cơ sở Quê Mẹ : Hành động cho Dân chủ Việt Nam từ cuối năm 1975 ở Paris cũng như trong Ban Biên tập Tạp chí Quê Mẹ từ tháng 2 năm 1976, rồi trong Cơ quan Thông tin và Phát ngôn của Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế từ năm 1992 trở đi. Chúng tôi chưa bao giờ thấy bóng dáng hay nghe nói tới tên Thục Vũ hay Ý Dân liên hệ với ông Ái hay tổ chức chúng tôi bao giờ.
Thục Vũ hãy chứng minh “bao thập niên phò ông Ái” là thập niên nào vậy? Phò cách nào ? Phò ra sao ?
Từ năm 1975 đến nay, 2019, danh sách nhân viên, người cộng tác, người cảm tình, hậu thuẫn trong hai tổ chức Quê Mẹ và Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế chưa hề thấy tên Thục Vũ Hoàng Hữu Thuỵ hay Ý Dân Nguyễn Đức Thuần. Chúng cũng chưa tùng là thành viên Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN).
Vậy thì Thục Vũ “phò” bằng cách nào ? “Phò” ra sao ?
Hẳn nhiên, ai hỏi rát quá, hắn sẽ nói : tôi viết bài ca tụng ông Võ Văn Ái. Hay nhỉ, ai sai, ai nhờ hắn viết ? Nếu Thục Vũ có viết, là chuyện tự do nhận định của hắn. Chuyện chi kể công ? Mà công gì ? Hắn có viết nghìn bài cũng chả ai để ý.
Chúng tôi hỏi thăm thì ông Võ Văn Ái xác nhận có một lần, vào kỳ lễ Phật Đản tháng 5 năm 2010 ở California, Thục Vũ cùng Ý Dân đến chùa xin gặp ông Võ Văn Ái trình bày việc chúng thành lập “Lực lượng Cư sĩ Chấn hưng Phật giáo” của chúng và xin ông Ái ủng hộ. Nhưng ông Ái từ chối, nói rằng trong tư cách thành viên có chức vụ trong GHPGVNTN, ông không thể ủng hộ bất cứ tổ chức nào không nằm trong hệ thống GHPGVNTN. Tuy ông vẫn khuyến khích mọi hoạt động mang tinh thần hoà bình, từ bi của Phật giáo. Những cuộc gặp gỡ với công chúng như thế từng xẩy ra hàng trăm, hàng nghìn lần trong quá trình hoạt động và thuyết trình qua các châu lục của ông Ái, riêng gì một lần gặp gỡ ngắn ngủi với Thục Vũ đâu.
Chúng tôi đem chuyện Thục Vũ kể công “phò” và “chi tiền cung phụng” ông Ái qua câu trắng trợn hắn viết cho Minh Phúc : “Anh có thể nói thẳng rằng những gì em và Nhật Liên Dũng làm và bênh vực ông Ái bây giờ chỉ là phần nhỏ so với tụi anh trước đây, luôn cả về mặt tài chánh, tiền bạc cung phụng cho ông Ái nữa”.
Ông Võ Văn Ái khuyên chúng tôi hỏi thẳng Thục Vũ và yêu cầu trưng bằng cớ số tiền hắn “cung phụng” ông Ái là bao nhiêu ? nuôi được mấy ngày, mấy tuần ? vào thời điểm nào ?
Ông Võ Văn Ái khẳng định với chúng tôi, rằng : “Gia đình ông từng cúng hiến cả gia sản riêng, là một Nhà In ở Paris, để thực hiện cho bằng được việc đưa Tàu Đảo Ánh Sáng ra Biển Đông vớt Người Vượt Biển cuối thập niên 70, vào lúc mà sự phá hoại ba bên bốn bề nên chẳng thấy ai ra tay cứu Người Vượt Biển những năm tháng ấy.
Ông xác định gia đình ông chưa hề ngửa tay xin bất cứ ai cung phụng tiền bạc, chưa hề xin ăn của ai một chén cơm suốt 43 năm qua, ngoài sự lao động tự lực cánh sinh. Dù rằng, ông Võ Văn Ái và tập thể Quê Mẹ từng cất lời kêu gọi hậu thuẫn cho công trình đưa Tàu Đảo Ánh Sáng ra Biển Đông vớt Người Vượt Biển cuối thập nên 70, hay những cuộc vận động quốc tế đòi hỏi trả tự do cho tù nhân Trại Cải tạo thập niên 80, cho tự do tôn giáo, đưa chế độ Cộng sản ở Hà Nội ra kiện trước LHQ, v.v… và đã được độc giả tạp chí Quê Mẹ, đồng bào Người Việt trong Cộng đồng Hải ngoại cũng như nhân dân các nước Âu, Mỹ, Á đáp ứng. Nhưng đó là kêu gọi đóng góp cứu người đồng bào Việt Nam lâm nạn chứ không kêu gọi cho bản thân hay gia đình ông.
Từ góc độ này, thì Thục Vũ có một vài lần gửi tiền ủng hộ cuộc đấu tranh, vận động quốc tế của Cơ sở Quê Mẹ. Chứ KHÔNG HỀ “cung phụng tài chánh, tiền bạc để nuôi sống bản thân hay gia đình ông Võ Văn Ái”. Hai chuyện khác nhau. Sự kiện như thế từng có hàng nghìn độc giả tạp chí Quê Mẹ hay đồng bào trong Cộng đồng ra tay bảo trợ.
Các danh sách cảm tạ đăng tải trên tạp chí Quê Mẹ từ 1976 đến đầu năm 2000 còn y nguyên chứng cớ.
Nhưng kể từ khi chúng tôi biết, và biết rất sớm, dụng ý Thục Vũ dùng tiền làm gạch nối kết thân nhằm xâm nhập phá hoại tổ chức, nên chúng tôi đã tế nhị lựa lời từ khước tiền tặng dữ của Thục Vũ. Sau đây, là bằng chứng Thư Thục Vũ gửi tặng tiền ủng hộ Cơ sở Quê Mẹ, chứ không là cung phụng ông Ái :
—– Original Message —– From: Thuc Vu To: vovanai@free.fr ; ubcv.ibib@buddhist.com ; queme@free.fr ; pttpgqt@gmail.com ; queme.democracy@gmail.com Cc: Tue Kiem Sent: Thursday, July 19, 2012 8:29 PM Subject: THƯ RIÊNG- TỊNH TÀI ỦNG HỘ QUÊ MẸKính Anh Ái, Trước hết em xin được kính lời thăm sức khỏe anh. Thưa anh, chị Tuệ Kiếm và thân nhân gia đình em có chút tịnh tài xin được phát tâm ủng hộ cơ sở Quê Mẹ: – Chị Hoàng Thị Nhan $100.00 – Chị Hoàng Thị Lan $20.00 – Chi Tuệ Kiếm Trần Thị Bạch Vân $100.00 – Thục Vũ Hoàng Hữu Thụy $100.00Tổng cộng $320.00, em đã gửi personal check qua địa chỉ anh Tuấn rồi. Em vài hàng thăm anh Ái, kính chúc anh thân tâm thường an lạc. Em Thục Vũ |
Ông Võ Văn Ái biên thư cảm tạ, nhưng từ chối khéo không nhận số tiền 320 Mỹ kim, Thục Vũ liền hồi âm tỏ ý thông cảm và ca tụng tổ chức Quê Mẹ như sau :
—– Original Message —– From: Thuc Vu To: vovanai@free.fr ; ubcv.ibib@buddhist.com ; queme@free.fr ; pttpgqt@gmail.com ; queme.democracy@gmail.com Sent: Friday, July 20, 2012 2:14 AM Subject: Re: THƯ RIÊNG- TỊNH TÀI ỦNG HỘ QUÊ MẸKính anh Ái, Em nhận được thư anh, vội vàng gọi cho thằng cháu ngay, khi đi làm về cháu không phải ra bưu điện gửi bảo đảm cho anh Tuấn nữa. Thưa anh Ái, Em thật sự không buồn khi đọc thư anh, vì em luôn nghĩ anh hiểu em, và em cũng luôn tin rằng một khi chúng em thực hiện đúng với chánh pháp, thì mọi người sau này cũng sẽ hiểu chúng em thôi.Anh Ái ạ, gia đình em từ bao lâu nay luôn ủng hộ cơ sở Quê mẹ, lúc bố mẹ em khi còn tại tiền, Người rất cảm mến và kính phục anh, hai cụ em lúc còn sống thường nghe đi nghe lại lại những audio anh thuyết trình về Nhân Quyền. Anh ạ, trong số tịnh tài yểm trợ Cơ Sở Quê Mẹ có sự đóng góp của 2 người chị của em, các chị không là thành viên LLCS (Lực lượng Cư sĩ, người viết chú), cũng hoàn toàn không biết em gia nhập trong tổ chức đấu tranh, em nghĩ các chị sẽ buồn lắm vì lần này không có duyên được đóng góp cho cơ sở Quê mẹ.Em luôn luôn nguyện cầu chư Phật thùy từ gia hộ cho anh Ái luôn khỏe mạnh, và xin anh nhớ giữ gìn sức khỏe anh nhé, có lẽ anh cũng biết đó, hiện tại chưa tìm thấy một ai, có tâm đạo, lòng nhiệt huyết, uyên bác như anh, để có thể thay thế vai trò của anh vào lúc này.! Em Thục Vũ |
Thật đáng hổ thẹn cho Thục Vũ có cha mẹ biết lễ nghĩa, liêm sĩ, biết đâu chính đâu tà. Biết phục vụ lý tưởng, và hậu thuẫn những cơ sở đấu tranh cho tự do, nhân chủ Việt Nam. Có đâu như đứa con hư là Thục Vũ, không giúp thì chớ còn đang tâm phá hoại đạo lý. Phá cả gia phong, ngày đêm sống bằng nghề viết thuê chửi mướn ?!
Thảm cho cảnh cha làm thầy, con đốt sách.
Với những lời vu khống, đặt chuyện để mạ lỵ qua suốt 87 bài viết trong vòng 20 tháng của 2 Dư luận viên Thục Vũ và Ý Dân, khi chúng khẳng định ông Võ Văn Ái “chẳng tranh đấu gì cho nhân quyền và tự do tôn giáo, ông chỉ là tên Dại bịp quốc tế”, chúng tôi – anh chị em trong tập thể Cơ sở Quê Mẹ và Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế – yêu cầu Thục Vũ trả lời có hay không, Ông Võ Văn Ái và Cơ sở Quê Mẹ đã vận động quốc tế cho 22 sự kiện tiêu biểu và cụ thể dưới đây. Hãy trả lời một chữ thôi — có hay không — nhưng chớ đánh trống lãng chúi đầu trốn vào cát như xưa nay khi có người chất vấn những lời chúng hàm hồ thất học viết ra :
1. Lên tiếng về thảm trạng trả thù Quân Cán Chính VNCH bằng hệ thống Trại Cải tạo với số lượng 800 nghìn Tù Cải tạo kèm bản đồ và danh sách 150 Trại Cải tạo trên toàn quốc Việt Nam, qua cuộc Họp báo quốc tế tại Paris do cơ sở Quê Mẹ và Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam (VCHR) tổ chức ngày 29 tháng 5 năm 1978, với sự hiện diện của 60 nhà báo, truyền hình Âu, Mỹ, Á.
2. Vận động đưa Tàu Đảo Ánh Sáng ra Biển Đông vớt Người Vượt Biển công bố qua cuộc họp báo tại Paris ngày 22 tháng 11 năm 1978.
3. Cơ sở Quê Mẹ và Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam (VCHR) công bố “Bạch thư về Người Vượt Biển” tại Hội nghị LHQ đầu tiên về Người Vượt Biển ở Genève năm 1979. Cơ sở Quê Mẹ là tổ chức người Việt độc nhất được LHQ mời tham dự đối diện với Phái đoàn Hà Nội do ông Mai Văn Bộ cầm đầu.
4. Cơ sở Quê Mẹ mở cuộc họp báo tại Paris ngày 24 tháng 4 năm 1980 về “Thảm trạng các Văn nghệ sĩ miền Bắc và Miền Nam bị cầm tù” với danh sách 150 văn nghệ sĩ Miền Nam và các Văn nghệ sĩ Nhân Văn Giai phẩm.
5. Cơ sở Quê Mẹ vận động quốc tế chống “Nạn Hải tặc Thái”, kết quả là Chủ tịch Tổng Công đoàn Hoa Kỳ AFL-CIO, Lane Kirkland, đánh điện cho ông Võ Văn Ái biết là Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã bỏ tiền mua một chiếc Tàu giao cho Cao uỷ Tị nạn LHQ tuần tiểu chống hải tặc.
6. Vào lúc Nhà cầm quyền Hà Nội ăn mừng Mười năm Chiến thắng, mời 200 nhà báo quốc tế về Saigon, Phái đoàn Quê Mẹ do ông Võ Văn Ái dẫn đầu đến LHQ ở New York ngày 29 tháng 4 năm 1985 mở cuộc họp báo tại trụ sở Freedom House ở New York và vào LHQ kiện Hà Nội vi phạm nhân quyền nghiêm trọng suốt 10 năm trên mọi lĩnh vực chính trị, tôn giáo, xã hội, kinh tế… Uỷ ban Nhân quyền LHQ đã tiếp phái đoàn Quê Mẹ, thụ lý hồ sơ 500 trang theo thể thức ECOSOC 1503. Vụ kiện mở ra những áp lực hiệu quả cho hàng loạt trả tự do cho tù nhân Trại Cải tạo những năm sau. Sự kiện truy tố Hà Nội trước LHQ đã được nhật báo The Wall Street Journal viết bài xã luận, và tuần báo Newsweek có bài phỏng vấn ông Võ Văn Ái và nhiều báo chí khác tại Châu Âu, Châu Á loan tải.
Xem tường trình “Vụ Kiện Hà Nội trước LHQ” trên Tạp chí Quê Mẹ số 65 & 66, tháng 6 & 7, năm 1984.
7. Tại khoá họp lần thứ 43 năm 1986 của Uỷ ban Nhân quyền LHQ, ông Võ Văn Ái nhân danh Cơ sơ Quê Mẹ lên tiếng việc đàn áp tôn giáo và bắt bớ : 3000 Tăng Ni Phật giáo trong số có chư tôn đức lãnh đạo Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ, Thích Đức Nhuận, Thích Tuệ Sỹ, Thích Trí Siêu, Thích Nữ Trí Hải ; 200 Linh mục Thiên Chúa giáo, trong có 2 Đức Cha Nguyễn Kim Điền, Nguyễn Văn Thuận ; 500 Chức sắc Cao Đài, Hoà Hảo ; 30 Mục sư Tin Lành.
8. Năm 1988, Ông Võ Văn Ái vận động quốc tế khẩn cấp suốt 13 ngày đêm nhằm phá án tử hình cho 2 Thượng toạ Phật giáo Tuệ Sỹ, Trí Siêu (Lê Mạnh Thát) và cựu Dân biểu VNCH Trần Văn Lương qua các chính phủ Bắc Âu, Tây Âu, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Úc, đặc biệt gặp riêng Thủ tướng Thụy Điển xin can thiệp. Thủ tướng đã cử ngay Ngoại trưởng Thuỵ Điển đi Hà Nội thương thảo với Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh. Và Thủ tướng đã báo tin ngay cho ông Võ Văn Ái biết là cả 3 người đã được chuyển án xuống 20 năm tù.
9. Cơ sở Quê Mẹ còn phát động chiến dịch “Chuyển Lửa về Quê Nhà” cuối thập niên 80, khiến Hà Nội hoảng hốt. Tạp chí Cộng sản số tháng 10 năm 1981 cho biết tháng 6 cùng năm nhà cầm quyền đã tịch thu 3 triệu ấn bản sách báo từ nước ngoài gửi về, đứng đầu sổ là Tạp chí Quê Mẹ.
10 Những năm đầu thập niên 90, xẩy ra tai nạn kỳ thị, hành hung, thảm sát những người lao động Việt Nam tại các nước Đông Âu và Liên xô cũ, Phái đoàn Quê Mẹ do ông Ái dẫn đầu đã sang Tiệp Khắc, Hung Gia Lợi, Ba Lan, Liên Xô cũ điều tra, can thiệp, viết phúc trình gửi LHQ và Tổ chức Lao động quốc tế (ILO). Đặc biệt tại Tiệp Khắc gặp Tổng thống Vaclav Havel, các Bộ trưởng Nội vụ, Ngoại giao, Lao động bênh vực cho người Lao động ra đi từ miền Bắc, đặt trọng tâm vào 2 việc. Một, là đề xuất Tiệp Khắc tham gia ký kết Công ước Genvève chấp nhận quyền tị nạn chính trị để giải quyết tình trạng bất hợp pháp của 10.000 người lao động Việt Nam đang bị Sứ (Sứ quán Hà Nội) làm khó dễ. Hai, xin cho người Việt được quyền lập Hội và hoạt động tự do không bị Sứ quán Hà Nội ngăn cấm.
11. Tại khoá họp Nhân quyền LHQ tháng 8 năm 1990, Cơ sở Quê Mẹ tố cáo Chỉ thị 135 của Hội đồng Bộ trưởng về “An ninh quốc gia và ổn định chính trị” đưa tới sự bắt bớ 26.474 người, trong số này 6 người bị tử hình, 2151 người khổ sai lao động, 8600 người bị bắt giam vì tội tán phát “văn hoá đồi truỵ”. Đồng thời tố cáo việc hăm doạ, khủng bố, bắt bớ nhóm “Truyền Thống Kháng chiến” phê bình những sai lầm của Đảng Cộng sản như các ông Nguyễn Hộ, Tạ Bá Tòng, Nguyễn Văn Trấn, v.v…
12. Tại khoá họp Nhân quyền LHQ lần thứ 47, tháng 2 năm 1991 Cơ sở Quê Mẹ lên tiếng tố cáo việc bắt bớ Nhà báo Như Phong Lê Văn Tiến, cựu Dân biểu Nguyễn Mậu, Nhà thơ Tô Thuỳ Yên, Giáo sư Đoàn Viết Hoạt, cựu sĩ quan Phạm Đức Khâm, nhà thơ Vương Đức Lệ, Nhà báo Hồ Nam, Phạm Thái Thuỷ, Châu Sơn. Đồng thời nhắc lại các trường hợp Cơ sở Quê Mẹ đã đệ trình LHQ về các Hoà thượng Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ, các Thượng toạ Thích Tuệ Sỹ, Thích Trí Siêu (Lê Mạnh Thát), các nhà văn Doãn Quốc Sỹ, Nguyễn Chí Thiện, các nhà đối trọng Nguyện Hộ, Tạ Bá Tòng…
13. Ngày 30-4-1992, Cơ sở Quê Mẹ và Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam mở chiến dịch quốc tế “Vận động Cứu nguy Phật giáo” hậu thuẫn chư Tăng Tổ đình Linh Mụ, Huế, bảo vệ tang lễ thuần tuý Phật giáo của Đức Cố Đệ Tam Tăng Thống Thích Đôn Hậu, không để cho Đảng và Nhà nước tổ chức Tang lễ. Cuộc tranh đấu của chư Tăng và Phật tử Huế đã đưa tới cuộc biểu tình 40.000 (Bốn mươi nghìn) người hôm 23 tháng 5 năm 1993, lớn nhất chưa từng xẩy ra dưới chế độ Cộng sản Việt Nam.
14. Ngày 15 tháng 5 năm 1992 Cơ sở Quê Mẹ và Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam mở chiến dịch “Đòi trả tự do cho Năm Nhà Lãnh đạo Phật giáo” và đã được sự ủng hộ của 2 Thượng Nghị sĩ Dân chủ và Cộng hoà Quốc hội Hoa Kỳ Bill Bradley và Orrin G. Hatch, Dân biểu Stephen Solarz, Chủ tịch Á châu và Thái Bình dương sự vụ Quốc hội Hoa kỳ, 200 Thượng Nghị sĩ, Dân biểu Quốc hội Hoa Kỳ, hai Quốc hội Úc và Pháp, nhiều vị Thủ tướng, Ngoại trưởng các nước Đức, Hoà Lan, Bỉ, Áo, Tây Ban Nha, và Tổng Công đoàn Hoa Kỳ AFL-CIO. Đức Dalai Lama gửi Thông điệp ủng hộ, Ngài nhấn mạnh rằng : “Tôi ủng hộ toàn tâm nỗ lực của Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam vận động trả tự do cho năm vị Tăng sĩ cao cấp có tên là Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ, Thích Đức Nhuận, Thích Tuệ Sỹ và Thích Trí Siêu”.
15. Ngày 16 tháng 9 năm 1992, đáp ứng chiến dịch của Cơ sở Quê Mẹ và Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam (VCHR) yêu sách trả tự do cho Năm vị Giáo phẩm GHPGVNTN, Quốc hội Châu Âu ra Quyết Nghị tố cáo “Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam vi phạm nhân quyền và đàn áp Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất”, đưa ra 2 yêu cầu. Một là, Hội đồng các Thủ tướng và Uỷ ban Cộng đồng Âu châu tạo áp lực để nhà cầm quyền Việt Nam tôn trọng tuyệt đối quyền tự do tôn giáo. Hai là, yêu sách nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do cho 5 nhà lãnh đạo Phật giáo.
16. Tháng 7 năm 1994, Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam (VCHR) được mời tham dự Hôi nghị Tôn giáo Thế giới tại Osaka, Nhật bản, do Đại học Essex, Anh quốc, Đại học Minnesotta, Hoa Kỳ, và tổ chức Phản Sai biệt Quốc tế Vận động, Nhật bản, tổ chức. Hội nghị thông qua quyết nghị phát hành cuốn sách Freedom of Religion and Belief : A World Report (Phúc trình toàn cầu về Tự do Tôn giáo và Tín ngưỡng), 474 trang. Ông Võ Văn Ái được mời viết chương đàn áp tôn giáo tại Việt Nam. Bà Mary Robinson, cựu Tổng thống Ireland, Cao ủy trưởng Cao uỷ Nhân quyền LHQ đánh giá : “Cuốn sách đầu giường của tôi đây”.
17. Sau sự kiện năm 1985 Cơ sở Quê Mẹ, Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam (VCHR) kiện Hà Nội vi phạm nhân quyền tại LHQ, sang năm sau 1986 cho đến nay, mỗi năm, VCHR và Quê Mẹ là tổ chức người Việt duy nhất luôn có mặt tại Uỷ hội Nhân quyền LHQ (nay gọi là Hội đồng Nhân quyền LHQ) để cập nhật hồ sơ Nhân quyền và Tôn giáo Việt Nam.
Từ một hai năm vừa qua mới thấy một số tổ chức người Việt đến Genève tham dự các kỳ Kiểm điểm UPR hay ICCPR. Nhưng Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam (VCHR) thì đã duy nhất có mặt tham dự 3 lần kiểm điểm UPR (2009, 2014, 2019) và 2 lần kiểm điểm ICCPR (2002, 2019).
Cho đến nay Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam (VCHR) đã cung cấp 96 Phúc trình vi phạm nhân quyền trên mọi lĩnh vực đời sống tại Việt Nam, đặc biệt là Hồ sơ đàn áp tôn giáo. Đồng thời đã thành công vận động LHQ gửi 6 Báo cáo viên Đặc biệt LHQ đến điều tra Việt Nam : tháng 4 năm 1994, Luật sư Louis Joinet, Báo cáo viên Đặc biệt LHQ thuộc Tổ hành động Chống bắt bớ Trái phép ; tháng 10 năm 1998, Giáo sư Abdelfattah Amor, Báo cáo viên Đặc biệt LHQ về Tự do Tôn giáo ; tháng 7 năm 2010, Bà Gay McDougall, Báo cáo viên Đặc biệt LHQ về Vấn đề Thiểu số; tháng 8 năm 2010, Bà Magdalena Sepúlveda, Báo cáo viên Đặc biệt LHQ về Nhân quyền và Nghèo đói; tháng 11 năm 2013, Bà Farida Shaheed, Báo cáo viên Đặc Biệt LHQ về các Quyền Văn hóa; tháng 7 năm 2014, Giáo sư Heiner Bielefeldt, Báo cáo viên Đặc biệt LHQ về Tự do Tôn giáo hay Tín ngưỡng.
18. Nhiều lần, ông Võ Văn Ái được mời điều trần tại Quốc hội Hoa Kỳ về đề tài Tù nhân chính trị và về Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN): 21-7-1993 tại Uỷ ban Đối ngoại Thượng viện, 8-11-1995 tại Uỷ ban Ngoại giao Hạ viện, 13-2-2001 tại Thượng viện do Uỷ hội Hoa Kỳ Bảo vệ Tự do Tôn giáo trên Thế giới (USCIRF) tổ chức, 13-2-2002 tại Hạ viện, 26-10-2005 tại Hạ viện… Hội đồng Nhân quyền Tom Lantos ở Hạ viện Hoa Kỳ trong thư mời Chủ tịch Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam điều trần ngày 15.5.2012, viết rằng “Chúng tôi mong được ông tập trung nói về những bắt bớ tuỳ tiện và giam giữ các công dân Việt Nam như ông đã trình bày qua bài xã luận ông viết trên The Wall Street Journal”. Bản điều trần lần này mang tựa đề Arbitrary Detention in the Socialist Republic of Vietnam, 21 trang, kèm danh sách 177 tù nhân chính trị.
19. Đặc biệt tại cuộc điều trần ở Thượng viện do Uỷ hội Hoa Kỳ Bảo vệ Tự do Tôn giáo trên Thế giới (USCIRF) tổ chức hôm 13-2-2001, ông Võ Văn Ái trình bày hoàn cảnh đen tối của tôn giáo tại Việt Nam nói chung và GHPGVNTN nói riêng, lên tiếng yêu cầu Chính phủ Hoa Kỳ đặt Việt Nam vào danh sách CPC. Đây là đề xuất đầu tiên của một tổ chức Nhân quyền Việt Nam đưa ra và đã được thực hiện vài năm sau đó.
20. Tại khoá họp Nhân quyền LHQ ở Genève tháng Tư năm 2001, ông Võ Văn Ái công bố “Lời Kêu gọi cho Dân chủ Việt Nam với Chương trình chính trị 8 điểm” của Đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ, với chữ ký ủng hộ của 35 Dân biểu Quốc hội Hoa Kỳ, 70 Dân biểu Quốc hội Châu Âu, cùng với chữ ký của ba trăm tám nghìn hai mươi bảy (308.027) chữ ký của người Việt hải ngoại và trong nước.
21. Cuộc vận động không tiền khoáng hậu Quốc hội Hoa Kỳ và Quốc hội Châu Âu của Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam và Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế đưa tới việc Quốc hội Hoa Kỳ ra Quyết Nghị 427 hôm 19-11-2003 vinh danh 2000 năm lịch sử Phật giáo Việt Nam mà Giáo hội kế thừa là GHPGVNTN — kêu gọi phục hồi quyền sinh hoạt tự do cho GHPGVNTN — trả tự do cho Đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ, và nêu rõ trường hợp sách nhiễu, bắt giam, quản chế của 18 Hoà thượng, Thượng toạ.
24 tiếng đồng hồ sau, ngày 20-11-2003, gần như đa số tuyệt đối Quốc hội Châu Âu thông qua Quyết Nghị y hệt như Quyết Nghị 427 của Hoa Kỳ vinh danh và hậu thuẫn GHPGVNTN.
Hai Quyết Nghị tố cáo nền độc tài truy diệt GHPGVNTN và yêu sách bảo vệ Phật giáo Việt Nam, khiến nhà cầm quyền Hà Nội hốt hoảng, điên cuồng, giận dữ đổ xuống đường suốt nhiều tháng những cuộc biểu tình của giới Tăng Ni Nhà nước đả đảo Quyết Nghị Hoa Kỳ – Liên Âu, ra lệnh tổ chức học tập khóm phường về vấn đề tôn giáo, xúi giục các Sư Nhà nước viết thư phản đối gửi hai Quốc hội.
22. Cuối năm 2015, nhận được tin Tổng Thống Hoa Kỳ Obama sẽ công du 9 nước Châu Á – Thái Bình Dương, Cơ sở Quê Mẹ và Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam (VCHR) liền viết thư yêu cầu Tổng Thống can thiệp trả tự do cho Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ và vận động xin chữ ký trong thế giới. Bức thư đã được 11 Tổ chức Nhân quyền Quốc tế, trong có những tổ chức như Ân Xá Quốc tế, Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền, tổ chức Bảo vệ Quyền Dân sự, Phong trào Dân chủ Thế giới, Sáng hội Nhân quyền Tom Lantos, Sáng hội Cứu người lâm nạn, Hành động Chung cho Nhân quyền, và 90 nhân vật trên thế giới cùng ký tên chung hậu thuẫn. Trong số 90 chữ ký có 4 Khôi nguyên Giải Nobel Hoà bình, các tổ chức xã hội dân sự, các nhà tư pháp, văn nghệ sĩ, lãnh đạo các tôn giáo, thành viên các Viện nghiên cứu quốc tế và các đại học. Các sự kiện trên đây đã được Nhà báo Ỷ Lan tường thuật hay phỏng vấn các nhân vật quốc tế cho Đài Á Châu Tự do, như Chủ tịch Quỹ Quốc gia Dân chủ Hoa Kỳ, Carl Gershman. (Xem Thông cáo Báo chí ngày 17.11.2015 Mười một tổ chức quốc tế và 90 nhân vật trên thế giới ký tên Thư gửi Tổng Thống Obama xin can thiệp trả tự do cho Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ)
Trên đây, tạm thời nêu ra 22 sự kiện tiêu biểu và cụ thể trong số hàng trăm sự kiện vận động liên tục 44 năm qua của Cơ sở Quê Mẹ : Hành động Cho Dân chủ Việt Nam, Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam (VCHR), và Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế thực hiện. Bạn đọc có thể tìm thấy chứng cứ qua các hãng Thông tấn và báo chí quốc tế (1).
Cơ sở Quê Mẹ : Hành động Cho Dân chủ Việt Nam, Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam (VCHR), và Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế chất vấn Dư Luận viên Thục Vũ hãy trả lời là chúng tôi có thực hiện các sự kiện quốc tế trên không ? Đừng trí trá, dối gạt đánh trống lãng như tự bao nhiêu năm qua mỗi khi có người chất vấn trên mạng Internet về những điều Dư Luận viên Thục Vũ vu khống.
Trả lời : Không! thì hãy chứng minh và trưng bằng cớ phản biện.
Trả lời : Có! hay Đúng! thì mọi người sẽ hiểu 20 tháng qua, hai Dư Luận viên Thục Vũ, Ý Dân chỉ là kẻ bất lương, viết thuê chửi mướn qua 87 bài đánh phá GHPGVNTN và ông Võ Văn Ái cho cái Đảng Việt nào đó không có chữ Nam theo sau.
Trường hợp thứ 4 : Ý Dân mạo hoá việc Cơ sở Quê Mẹ vận động Tổng Thống Pháp cho Nhân quyền Việt Nam vu khống thành tin vịt
Ngày 24 tháng 8 năm 2017, Dư Luận viên Ý Dân viết một bài dài 23 trang chia làm 3 đoạn với trăm thứ chuyện vu khống từ chữ đầu đến chấm cuối.
Trá hình cho tâm địa xảo quyệt, đầu bài viết Ý Dân cho in bức hình ông Benjamin Franklin và trích câu viết của Người bắt Sấm và cũng là Chính trị gia Mỹ lớn thế kỷ 18. Câu viết mà Dư Luận viên Ý Dân Nguyễn Đức Thuần làm mộc che chắn nghề không lương thiện của hắn : “Dối trá và lừa lọc là hành động ngu xuẩn không có đủ trí óc để trung thực”. Không gì khác Ý Dân tố cáo Ý Dân.
Chúng tôi sẽ rút ra một số điều tiêu biểu nhất trong 23 trang vu cáo này chứng minh cho loại xảo thuật đê hèn của Ý Dân và Thục Vũ.
Ý Dân Nguyễn Đức Thuần dẫn trích Thông cáo báo chí của Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam (VCHR) phát hành ngay 4 tháng 9 năm 2016 về tin “ba vị Chủ tịch của 3 Tổ chức Nhân quyền Quốc tế : Ông Dimitris Christopoulos, Chủ tịch Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH), ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam (VCHR), và bà Françoise Dumont, Chủ tịch Hội Nhân quyền Pháp, ký thư chung gửi Tổng Thống Pháp François Hollande, yêu cầu Tổng thống can thiệp cho nhân quyền và tôn giáo tại Việt Nam trong chuyến viếng thăm Việt Nam từ ngày 5 đến ngày 7 tháng 9 này.”
Từ sự kiện thật của bản thông cáo tiếng Việt dành cho người Việt này, Ý Dân dựng chuyện để vu khống rằng, hắn vào Trang Web Quê Mẹ “chẳng thấy tiếng Pháp tiếng Anh gì đâu cả”.
Hắn xỏ lá viết : “Để tránh trường hợp ông Võ văn Ái trong vài ngày tới ra lệnh cho nhân viên PTTPGQT dịch bản tiếng Việt sang tiếng Pháp và tiếng Anh rồi upload lên trang web và vu khống rằng chúng tôi đặt điều”.
Ý Dân réo lên thứ lý luận tiểu nhân : “Tại sao lại không có bản dịch sang tiếng Pháp và Tiếng Anh ? Có thể có 2 lý do chính: – Lý do 1: Ông báo cáo với toàn thể Phật Giáo Đồ trong và ngoài nước là ông đã làm tròn nhiệm vụ của một nhà đấu tranh cho GHPGVNTN mà nhị vị Đức Tăng Thống đã giao phó và toàn thể Phật tử trong và ngoài nước kỳ vọng vào ông. Và chỉ cần như vậy là đủ. – Lý do 2: Lý do không có bản tiếng Anh và Tiếng Pháp là vì làm gì có chuyện kết hợp của Ủy Ban Bảo Vệ Làm Người với 2 tổ chức kia để báo cáo, nếu không có mà báo cáo 2 tổ chức kia sẽ lên án ông đã nói láo thì ăn làm sao nói làm sao với người ta, nhất là tổ chức nước ngoài ?”.
Rồi với xảo thuật vu khống, Ý Dân kết luận : “Cũng chính vì lý do thứ 2 nên không có sự can thiệp khi TT François Hollande đến Việt Nam. Ông chỉ lên tiếng can thiệp cho 4 nhà đấu tranh dân chủ và boggers mà thôi”.
Ý hắn muốn giáng búa chê bai ông Võ Văn Ái, rằng ông Ái chẳng gây được thành quả gì cho Đức Tăng Thống trong chuyến đi Việt Nam của Tổng Thống Pháp. Vì Tổng thống “chỉ lên tiếng can thiệp cho 4 nhà đấu tranh dân chủ và boggers mà thôi”. Chủ đề đánh phá của cặp đôi Thục Vũ – Ý Dân lâu nay nhắm vào ba diện vu khống để ly gián Phật tử và bêu riếu Phật giáo :
- Ông Ái là người phá nát Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất ;
- Ông Ái chẳng làm được tích sự gì cho việc giải vây Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ ;
- Ông Ái chẳng có thành quả gì trong việc vận động quốc tế cho tù nhân chính trị và nhân quyền Việt Nam.
Chúng tôi, những anh chị em sống kề cận, cộng tác và hậu thuẫn ông Võ Văn Ái cho mục tiêu nhân quyền, dân chủ, tự do tôn giáo suốt 44 năm qua, có nhận xét như sau :
“Suốt 44 năm qua, số người KHÔNG làm được 3 điều chê bai của Ý Dân trên đây, xem ra hơi nhiều – ít cũng vài chục triệu trở lên. Hiển nhiên trong số này đứng đầu sổ là Thục Vũ và Ý Dân”.
Cùng một bản tin thời sự vận động nhân quyền, khi vào tay bọn Dư Luận viên Thục-Ý biến ra chuyện dè bỉu, mạ lỵ một tôn giáo có quá trình lịch sử 2000 năm. Ông Ái cùng 3 tổ chức quốc tế viết thư cho Tổng thống Pháp nhằm bênh vực cho các giới hoạt động nhân quyền, tôn giáo, bloggers, xã hội dân sự, trong có Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ. Nhưng với hậu ý gieo mầm kỳ thị, Ý Dân lập lờ vu vạ ông Ái chỉ kêu gọi cho Đức Tăng Thống mà thôi. Giới truyền thông chuyên nghiệp, như Đài Á Châu Tự do là một, hay các hãng thông tấn quốc tế, thì khác hẵn. Ví dụ bản tin Đài Á châu Tự do loan bản Thông cáo báo chí của 3 tổ chức chúng tôi thì khác hẳn :
Tổng thống Pháp sẽ đề cập đến nhân quyền khi thăm Việt Nam?
RFA – 2016-09-05
“Ba tổ chức theo dõi nhân quyền trụ sở tại Pháp hôm qua ra thông cáo báo chí cho biết có gửi thư ngỏ đến tổng thống Pháp Francois Hollande ngay trước chuyến công du Việt Nam của ông này.
“Trong thư ngỏ ba tổ chức gồm Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền – FIDH, Ủy ban Bào vệ Quyền Làm Người Việt Nam – VCHR, và Liên đoàn Nhân quyền Pháp – LDH kêu gọi tổng thống Pháp khi hội đàm cùng các lãnh đạo Hà Nội hãy nêu ra những vấn đề nhân quyền cấp thiết hiện nay tại Việt Nam.
“Những vấn đề mà ba tổ chức vừa nêu cho là đặc biệt gồm tình trạng cấm đoán tiếp tục diễn ra đối với quyền tự do ngôn luận, quyền tự do tôn giáo và quyền biểu tình ôn hòa. (chúng tôi nhấn mạnh)
“Ngoài ra thư ngỏ còn kêu gọi tổng thống Pháp Francois Hollande thúc ép Việt Nam ngưng đàn áp chính trị đối với những nhà đấu tranh bảo vệ nhân quyền, giới viết blog, những tiếng nói chỉ trích chính phủ và trả tự do cho tất cả những người bị giam giữ chỉ vì bày tỏ một cách ôn hòa chính kiến và niềm tin tôn giáo của họ. (chúng tôi nhấn mạnh).
“Chuyến công du Việt Nam của tổng thống Pháp Francois Hollande bắt đầu từ hôm nay và kéo dài đến ngày 7 tháng 9”.
So sánh 2 cách loan tin trên đây, Dư Luận viên Ý Dân chỉ làm công tác đánh phá, vu khống, có lợi cho nhà nước Cộng sản, thay vì lan truyền tin tức vận động nhân quyền và tự do tôn giáo của Cơ sở Quê Mẹ nói riêng, và người Việt hải ngoại nói chung.
Suốt năm 2017, Cơ sở Quê Mẹ tân trang lại Trang chủ và giao diện Web Quê Mẹ bị thoái hoá từ lâu với những chương trình và nhu liệu lỗi thời. Có sự đối chỏi giữa 2 nhu liệu mới cũ nên khi chuyển tải các tài liệu cũ sang giao diện mới gặp nhiều khó khăn, chậm trễ. Bạn đọc khắp năm châu chắc đã nhận thấy suốt nhiều tháng trong năm 2017 Giao diện Quê Mẹ cũng như nội dung trình bày đổi khác hẳn. Ý Dân hí hửng dùng khuyết điểm này, hắn “tự sướng” đưa lên bài viết hình chụp Giao diện mới với chữ “Not Found”, hầu chứng minh chúng tôi chỉ phát hành thông cáo báo chí tiếng Việt, không hề có tiếng Anh và Pháp, cốt đánh lừa Phật tử trong nước, chứ làm gì mà kết hợp được với “hai” (2) tổ chức nhân quyền quốc tế ủng hộ ?! Ý Dân và Thục Vũ chui rúc ở xã thôn, sao biết được chuyện năm châu bốn biển ?
Chúng không hề biết từ năm 1989, ông Võ Văn Ái đã là Phó Chủ tịch Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH) kéo dài trong vòng 18 năm. Sau vì hoạt động nhân quyền và tôn giáo cho Việt Nam quá bận rộn, nặng nề, ông xin từ chức để lo cho Việt Nam. Ý Dân cùng Thục Vũ chỉ làm công tác Dư luận viên để sinh nhai. Biết gì chuyện vận động quốc tế như ông Võ Văn Ái có mặt trên diễn đàn quốc tế từ năm 1963. Đối với chúng, mời được 2 tổ chức quốc tế kết hợp với mình, hay kết hợp hàng trăm chữ ký nhân vật quốc tế cho nhân quyền Việt Nam là chuyện bất khả. Tinh thần nô lệ thâm căn cố đế của Ý Dân – Thục Vũ, những kẻ chỉ biết Yes Sir !, chỉ biết các ngài Da trắng mới biết đội đá vá trời. Người Việt thì không !
Ý Dân gian nhưng lại dốt, nên không nghĩ ra chuyện vào trang Web của Liên Đoàn Nhân quyền Quốc tế (FIDH) và Hội Nhân quyền Pháp (LDH) kiểm tra xem có hay không Thông cáo báo chí bằng tiếng Anh / Pháp của 3 tổ chức. Bởi 3 tổ chức cùng ký thông cáo chung đương nhiên mỗi tổ chức đều công bố trên Trang chủ của mình chứ, phải không ? Báo cho Ý Dân biết, trên trang Web của 2 tổ chức kia đều có đăng tải như nhau cùng ngày tháng cả đấy.
Bằng cớ rõ nhất, là Tổng Thống Pháp François Hollande đã hồi âm thư ông Võ Văn Ái sự kiện này. Thư ông Ái gửi Tổng thống Pháp đương nhiên viết bằng tiếng Pháp, có đâu như Ý Dân ngớ ngẩn trách ngu ông Ái “sao không dịch thư tiếng Việt gửi Tổng thống ra tiếng Pháp ?!”. Sau đây là bản dịch và nguyên bản Pháp văn thư của Tổng Thống François Hollande :
Tổng Thống Cộng hoà Pháp
Paris, ngày 15 tháng 12 năm 2016
Thưa Ông Chủ tịch,
Tôi đã nhận thư ông viết cho tôi, chung với Bà Françoise DUMONT, Chủ tịch Liên Đoàn Nhân quyền (LDH), và Ông Dimitri CHRISTOPOULOS, Chủ tịch Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Tôi cám ơn ông.
Nước Pháp, chung cùng với các đối tác Châu Âu, vẫn thường xuyên biểu đạt sự quan tâm về tình hình Nhân quyền tại Việt Nam. Nước Pháp tiếp tục nhắc nhở mối nhiệt tâm của mình đối với pháp quyền, đặc biệt sự bảo đảm công chính, công bình và độc lập trong các thủ tục pháp lý mỗi khi gặp gỡ chính quyền Việt Nam. Nước Pháp không ngừng nhắc nhở Việt Nam về những cam kết quốc tế của họ, nhất là Công Ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam ký kết để bảo đảm sự minh bạch các thủ tục pháp lý và tôn trọng các quyền cơ bản của con người.
Trong cuộc kiểm điểm UPR Việt Nam, 2014, nước Pháp đã lặp lại các chủ đề này và khuyến thỉnh Việt Nam đình chỉ tạm thời án tử hình và phê chuẩn Công ước quốc tế chống Tra tấn. Trên phương diện này, chúng tôi theo dõi kỹ các dự án cải cách pháp lý đang thực hiện tại Việt Nam nhằm giảm thiểu các tội phạm bị kết án tử hình, và chúng tôi tiếp tục khuyến khích nỗ lực của họ.
Sau hết, trong chuyến đi Việt Nam của tôi trong các ngày 6 và 7 tháng 9 vừa qua tôi đã nói chuyện với nhà cầm quyền và nhắc họ rằng chúng tôi quan tâm tới hiện trạng nhân quyền trong xứ, đặc biệt những hạn chế nghiêm trọng khiến cho tự do ngôn luận, một số đông bloggers và những nhà báo bị cầm tù. Một danh sách về những trường hợp đặc biệt các nhà bất đồng chính kiến đã được trao cho nhà cầm quyền để nhắc nhở họ.
Xin Ông Chủ tịch hãy yên tâm rằng nước Pháp sẽ tiếp tục theo dõi mọi diễn biến về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam với sự quan tâm tha thiết và không ngừng nhắc nhở Việt Nam về các nghĩa vụ quốc tế của họ.
Xin Ông Chủ tịch nhận nơi đây lòng tôi trân trọng.
Ký tên
François Hollande
Kg. Ông Võ Văn Ái
Chủ tịch Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam
Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền
48 rue Parmentier
94450 Limeil-Brévannes
Bản dịch tiếng Việt của Cơ sở Quê Mẹ. Sau đây là bản gốc tiếng Pháp :
———————————-
(1) Reuter, AFP, AP, UPI, DPA, hoặc các báo chí quốc tế như : Foreign Affairs Journal, The Wall Srett Journal, New York Times, Washington Post, Newsweek, Time Magazine, US Today, The Christian Science Monitor, Los Angeles Times, San Jose Mercury News (Hoa Kỳ) ; The Gazette (Gia Nã Đại) ; Mainichi Shimbu, Japan Times (Nhật bản) ; Bangkok Post, The Nation (Thái Lan) ; The Guardian, The Independent, The Observer (Anh quốc) ; Far Eastern Economic Review, Asiaweek, South China Morning Post (Hongkong) ; Frankfurter Allgemeine Zeitung, Suddeutsche Zeitung, Der Spiegel (Đức) ; Expresso (Ý) ; Le Monde, Le Figaro, Libération, Le Matin, La Croix, l’Express, Le Point, Paris Match (Pháp), v.v…
Bấm vào dưới đây để xem tiếp Phần 2 và 3
0 Comments
You can be the first one to leave a comment.