PARIS, ngày 24 tháng 6 năm 2919 (VCHR) – Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam (VCHR), thành viên sáng lập Diễn Đàn Châu Âu Chống Bất bao dung và Kỳ thị tôn giáo (EPRID) góp tiếng hôm nay với EPRID kỷ niệm Ngày Tự do Tôn giáo hay Tín ngưỡng của Liên Âu – 24 Tháng 6. Chúng tôi thúc giục Liên Âu và 28 quốc gia thành viên lấy hành động cụ thể và khẩn cấp để bảo vệ và thăng tiến các quyền của mọi dân tộc được thụ hưởng tự do tư tưởng, tự do lương tâm, tự do tôn giáo hay tín ngưỡng.

Ông Võ Văn Ái, Chủ tịch VCHR nhận xét : “Quanh thế giới ngày nay, tự do tôn giáo hay tín ngưỡng đang bị hăm doạ. Tại Việt Nam, Đảng Cộng sản áp đặt sự kiểm soát khắc nghiệt lên mọi sinh hoạt tôn giáo, tín đồ đối diện với sự kỳ thị, sách nhiễu, và tù đày chỉ vì lý do tôn giáo hay tín ngưỡng của họ. Liên Âu, một trong những đối tác kinh doanh quan trọng nhất của Việt Nam, hiện đang kết thúc việc ký kết Hiệp ước tự do mậu dịch (EVFTA). Quốc hội Châu Âu chớ vội phê chuẩn Hiệp ước, ngoại trừ đã đề ra các cơ cấu cụ thể bảo đảm việc bảo vệ nhân quyền và tự do tôn giáo hay tín ngưỡng tại Việt Nam”.

Tháng 6 năm 2013, Liên Âu đã thông qua “Đường hướng Liên Âu chỉ đạo bảo vệ và thăng tiến Tự do tôn giáo và tín ngưỡng” xác định hướng chiến lược cho chính sách đối ngoại của Liên Âu trên lĩnh vực Tự do tôn giáo và tín ngưỡng. Theo nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu PEW, khoảng 80% dân chúng trong thế giới  bị kỳ thị, đàn áp hay bạo hành vì lý do tôn giáo hay tín ngưỡng. Chẳng có tôn giáo hay tín ngưỡng nào, kể cả các nhóm hữu thần, vô thần và phi thần tránh khỏi những bạo hành truất quyền của họ.

Tuyên bố của Diễn Đàn EPRID
về Ngày Tự do Tôn giáo hay Tín ngưỡng

“Khác biệt văn hoá và tôn giáo, hơn bao giờ hết, mang lại hương sắc cho đời và xã hội loài người. Nhân Ngày Châu Âu cho Tự do Tôn giáo hay Tín ngưỡng, Diễn Đàn Châu Âu Chống Bất bao dung và Kỳ thị tôn giáo (EPRID) kêu gọi mọi Chính phủ chấp nhận, tôn trọng và bảo vệ sự khác biệt ấy. Tôn trọng sự khác biệt là nền tảng của sự liên kết và hoà đồng xã hội.

“Quyền tự do tư tưởng, tự do lương tâm, và tự do tôn giáo là yếu tố chủ yếu cho sự kết liên xã hội. Tối ư quan trọng khi các thiết chế Châu Âu cùng những người có trách nhiệm trên mọi bình diện khác công nhận chiều kích tâm linh và đạo lý của đời sống nhân loại, đặt chiều kích ấy vào trọng tâm các chính sách cũng như thực hành của Liên Âu.

“Tự do Tôn giáo hay Tín ngưỡng bao trùm cho mọi tôn giáo, đức tin, triết lý của cuộc sống, những người hữu thần cũng như vô thần hay phi thần. Trong Ngày Tự do Tôn giáo này, EPRID nhấn mạnh sự cần thiết bảo vệ các quyền tự do cơ bản. Thông qua pháp lý, thực hành hay bất cứ biện pháp chính thống hoặc cần thiết nào. Tiến hành sự tự do như thế là bảo vệ xã hội chúng ta chống lại các lực lượng ly gián đang gieo mầm dối gạt nhân danh quốc gia, văn hoá, hay tôn giáo tối thượng.

“Ngày Châu Âu cho Tự do Tôn giáo hay Tín ngưỡng đánh dấu sự thông qua “Đường hướng Liên Âu chỉ đạo bảo vệ và thăng tiến Tự do tôn giáo và tín ngưỡng”. EPRID  kết đoàn với mọi người hoạt động bảo vệ Tự do Tôn giáo hay Tín ngưỡng, với tất cả những nạn nhân bị đàn áp quyền cao quý này. Diễn Đàn kêu gọi tất cả mọi người, bất kể địa vị nào của họ trong xã hội, thực hiện cực điểm cho các quyền tự do tư tưởng, tự do lương tâm, và tự do tôn giáo thành hiện thực, bảo vệ và bênh vực cho các nạn nhân, và hậu thuẫn cho tất cả những ai đem sự an toàn và an ninh của đời họ đứng trên đầu tuyến bảo vệ nhân quyền cơ bản.

 

——————

EPRID là Mạng lưới bao gồm các tổ chức dân sự, các cộng đồng tôn giáo và cá nhân hoạt động trong khuôn khổ Liên Âu để bảo vệ Tự do Tôn giáo. Thành viên của EPRID thuộc các tổ chức : Association Internationale pour la Défense de la Liberté Religieuse, Bahá’í International Community, Christian Solidarity Worldwide, Conference of European Churches, European Evangelical Alliance, European Union Office of The Church of Jesus Christ of Latter-day Saints, Open Doors International, Quê Me: Vietnam Committee on Human Rights (VCHR), International Buddhist Information Bureau (UBCV)

 

 

Tags

 

0 Comments

You can be the first one to leave a comment.

Leave a Comment