Ông Võ Văn Ái theo dõi bản Phúc trình UPR lần 3 của Hà Nội tại LHQ Genève

Ông Võ Văn Ái theo dõi bản Phúc trình UPR lần 3 của Hà Nội tại LHQ Genève

 

PARIS, ngày 1 tháng 2 2019 (UBBVQLNVN / VCHR) – Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam (VCHR) cho biết Phúc trình UPR của Phái đoàn Việt Nam trước Hội đồng Nhân quyền LHQ tại Genève đã không đáp ứng những lo âu về tình trạng gia tăng đàn áp nhân quyền mà các quốc gia thành viên LHQ quan tâm nêu ra.

Cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ Quát (Universal Periodic Review, UPR) Việt Nam tại LHQ hôm 22 tháng giêng vừa qua đã có 291 khuyên cáo do 121 quốc gia thành viên đưa ra sau khi nghe Phái đoàn Hà Nội phúc trình và 22 thành viên quốc gia nộp trước các câu hỏi. Bản phúc trình của Hà Nội được thông qua hôm 25 tháng giêng. Việt Nam sẽ phải tái phúc trình cho Nhóm công tác UPR trước khoá họp Hội đồng Nhân quyền LHQ lần thứ 41 vào tháng 6 và 7 tới đây nói rõ Việt Nam chấp nhận hay bác bỏ những khuyến cáo nào trong vòng bốn năm tới theo định kỳ kiểm điểm UPR.

291 khuyến cáo của các quốc gia thành viên bao quát rộng trên những lĩnh vực như việc giam cầm và sách nhiễu các bloggers, nhà báo và những người hoạt động bảo vệ nhân quyền, sử dụng rộng rãi và thường xuyên án tử hình, những vi phạm quyền tự do biểu đạt, quyền lập hội, hội họp và tự do tôn giáo hay tín ngưỡng, quyền phụ nữ và trẻ em, nạn buôn người, tra tấn, quyền công đoàn và xử lý pháp luật. Một số quốc gia nhận xét rằng cuộc đàn áp nghiêm trọng những cá nhân biểu tỏ ôn hoà chính kiến gia tăng trong năm 2018.

Ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam (VCHR) nói rằng : Những khuyến cáo này cho thấy sự đánh giá mạnh mẽ về những vi phạm nhân quyền của nhà cầm quyền đối với nhân dân họ trên mọi lĩnh vực của đời sống hằng ngày. Nhà cầm quyền Việt Nam nại cớan ninh quốc gia’ và ‘nạn khủng bố để giải thích hiện trạng đàn áp. Nhưng họ không bịp được cộng đồng quốc tế. Tỷ số những nhà hoạt động trong các xã hội dân sự bị kết án gần đây minh chứng họ không là những kẻ khủng bố, mà chỉ là những người công dân bình thường kêu gọi tôn trọng nhân quyền, tự do, dân chủ.

Người cầm đầu Phái đoàn Việt Nam, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung, biện minh các cuộc đàn áp đang diễn, nguyên do vì những thách thức mà Việt Nam phải đối diện : nạn khủng bố, tình trạng hỗn loạn và lợi dụng tôn giáo. Ông cảnh cáo những cá nhân và đoàn thể chứa chấp tư tưởng cực đoan và cố chấp đã lan truyền những điều không thật gây rối an ninh quốc gia và ngăn chặn quyền thụ hưởng nhân quyền.

Những vấn nạn trên các lĩnh vực đặc thù như tra tấn, đàn áp các nhà bất đồng chính kiến, hay vi phạm quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng đã bị Phái đoàn Việt Nam công khai gạt bỏ, kể các viên chức thuộc Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, Bộ Thông tin Truyền thông, Ban Tôn giáo Chính phủ, Bộ Công an, Viện Kiểm soát Nhân dân Tối cao và Bộ Lao động, Bộ Thương binh Xã hội có mặt trong phái đoàn. Bất chấp những sự kiện đàn áp, hành hung xẩy ra như cơm bữa, đại diện Bộ Công an quả quyết tuyên bố Không hề có cái gọi là bắt bớ, giam cầm những người bảo vệ nhân quyền vì biểu đạt ôn hoà ý kiến họ. Viên chức Viện Kiểm soát Nhân dân Tối cao xác địnhLuật pháp Việt Nam nghiêm cấm tra tấn, vì vậy chuyện tra tấn không hề có.

Trong những trường hợp khác, Trong việc hồi đáp các khuyến cáo, Phái đoàn không giải thích thoả đán mà cung cấp những tin tức mạo hoá. Trả lời sự quan tâm của Nhật bản, Slovakia và một số quốc gia khác, vị thẩm phán Viện Kiểm soát Nhân dân Tối cao giải thích Trong pháp luật Việt Nam, không có gì khác nhau giữa các tù nhân bị giam cầm vì tội vi phạm an ninh quốc gia và những tội phạm khác. Thực tế, Bộ Luật Hình sự và Tố tụng Hình sự cả hai đều có những điều luật đặc thù về những vi phạm an ninh quốc gia, như tạm giam dài hạn, xử án kín, v.v…[i]. Trong nhiều nhà tù, các điều kiện giam giữ rất khắc khe cho những ai bị giam giữ vì phạm tội an ninh quốc gia.

Dưới đây là những chủ đề chính liên quan đến các khuyến cáo qua cuộc kiểm điểm UPR :

Cải cách Pháp lý :

Việt Nam tuyên bố đã chấp nhận hay sửa đổi 96 tài liệu pháp lý liên quan đến nhân quyền kể từ cuộc UPR lần cuối năm 2014. Tuy nhiên các quốc gia Slovakia, Thuỵ sĩ, Đức, Canada, Tân Tây Lan, Na Uy và Pháp nhận xét rằng các điều luật này áp đặt những giới hạn lên nhân quyền không thể nào chấp nhận. Hoà Lan kêu gọi Việt Nam sửa đổi trong thời hạn một năm Bộ Luật Hình sự, Luật An ninh Mạng, Luật Báo chí và sắc luật Internet 27/2018 tuân thủ theo Công ước Quốc tế về Các quyền Dân sự và chính trị (ICCPR).

Các điều luật An ninh quốc gia

Nhiều quốc gia kêu gọi Việt Nam xem xét lại hoặc bãi bỏ đa số các điều luật “an ninh quốc gia” trong Bộ Luật Hình sự để bảo đảm không được sử dụng nhằm “ngăn ngừa các cuộc thảo luận ôn hoà và sự bất đồng quan điểm”, đặc biệt các điều 109, 117 và 331[ii] (về “các hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, “làm ra, tàng trữ và phổ biến thông tin chống Xã hội chủ nghĩa Việt Nam”“lợi dụng dân chủ, tự do xâm phạm Nhà nước” phạm tội hoá các biểu tỏ ôn hoà ý kiến hay tín ngưỡng. Nhiều quốc gia cũng kêu gọi trả tự do cho những người bị giam giữ phi pháp theo các điều luật này vì họ chỉ biểu đạt ôn hoà quan điểm của mình.

Tự do biểu đạt trực tuyến và ngoài luồng

Gần 40 khuyến cáo liên hệ đến tự do biểu đạt, trực tuyến và ngoài luồng. Nhiều quốc gia, kể cả Nhật bản, Úc, Thuỵ điển, Ireland, Hoa Kỳ, Áo, Ý Đại lợi và Phần Lan kêu gọi Việt Nam sửa chữa Luật An ninh Mạng mới theo tiêu chuẩn quốc tế về tự do biểu đạt; bãi bỏ kiểm duyệt (Bồ Đào Nha, Peru); chấm dứt việc phong toả các trang Web truyền thông (Hoa kỳ); phát triển nền văn hoá tự do biểu đạt trực tuyến và ngoài luồng (Czechia) và cho phép các bloggers, nhà báo và người sử dụng Inernet được tăng tiến và bảo vệ nhân quyền (Rumania).

Tự do Báo chí

Các quốc gia như Đan Mạch, Na Uy, Bồ Đào Nha, Hy lạp, Brazil thúc đẩy Việt Nam sửa lại Luật Báo chí năm 2016 để cho phép các báo chí độc lập ra đời; chấm dứt việc giam cầm và sách nhiễu nhà báo và công dân biểu tỏ những quan điểm thông qua truyền thông ấn loát, internet và đài; giảm thiểu ảnh hưởng chính trị trên truyền thông báo chí (Áo). Măc dù Việt Nam chấp nhận các khuyến cáo bảo đảm tự do báo chí tại kỳ UPR năm 2014 việc xuất bản độc lập vẫn bị cấm đoán tại Việt Nam.

Người hoạt động bảo vệ nhân quyền

Quan ngại về “xu hướng gia tăng bắt bớ tuỳ tiện và giam cầm, hăm doạ, sách nhiễu và tấn công người hoạt động bảo vệ nhân quyền” (Slovakia) và “Không gian xã hội dân sự bị khép kín” (Bỉ, Pháp) đã vọng âm cho nhiều quốc gia. Tất cả thúc đẩy Việt Nam trả tự cho mọi người hoạt động bảo vệ nhân quyền, bloggers, các nhà hoạt động chính trị, tôn giáo bị tù vì sử dụng quyền tư do biểu đạt của họ (Ireland, Ba Lan, Czechia); truy tố những kẻ mắc tội bạo hành hay hăm doạ các người hoạt động trên đây (Luxembourg, Argentina); và xem xét điều chỉnh lại sự ngăn trở hoạt động các tổ chức xã hội dân sự (Ireland).

Tự do Tôn giáo hay Tín ngưỡng (FoRB)

Chín quốc gia thúc đẩy Việt Nam sửa chữa lại Luật Tín ngưỡng Tôn giáo mới năm 2016 (hiệu lực từ tháng giêng 2018) để các nhóm tôn giáo được tự do thực hành; giảm thiểu những chướng ngại hành chánh cho các sinh hoạt tôn giáo; chấm dứt việc sách nhiễu các tôn giáo thiểu số; giải toả các giới hạn thái quá về quyền tù nhân được đọc kinh sách và tiếp cận các tu sĩ; trả tự do cho tất cả những ai bị bắt giam vì tôn giáo hay tín ngưỡng họ (Brazil, Canada, Croatia, Ba Lan, Angla, Italy, Hoa Kỳ, Lào).

Án tử hình

Chủ đề có nhiều khuyến cáo nhất, với 26 quốc gia, kêu gọi Việt Nam phê chuẩn Nghị định thư không bắt buộc của Công ước quốc tế về Các quyền dân sự và chính trị bãi bỏ án tử hình; khởi sự tạm ngưng việc thi hành án và chuẩn bị việc bãi bỏ án tử hình; bỏ án tử hình cho những tội phạm bất bạo động; kể cả tội xâm phạm an ninh quốc gia; cung cấp thống kê chính thức về các án tử hình và thi hành án. Hồi đáp sư quan tâm này, đại diện Bộ Tư pháp nói rằng Việt Nam sẽ không công bố dữ liệu liên quan án tử hình. Nhưng bà thêm rằng việc thi hành án tại Việt Nam “luôn luôn minh bạch và công khai”. Bà không cho biết vì sao án thi hành công khai, còn thống kê nhà nước thì giữ bí mật ?

291 khuyến cáo cũng bao gồm những vấn đề khác, như yêu cầu cho phép thành lập công đoàn độc lập, bảo đảm quyền công nhân và phê chuẩn Công ước ILO 87, 98, 108 của tổ chức Lao động Quốc tế; cải tiến hệ thống pháp lý bảo đảm quyền xét xử công minh; được tiếp cận luật sư và tiến tình luật pháp; phải mở cửa mời các Báo cáo viên đặc biệt LHQ; bảo đảm quyền LGTBI; cần thông qua đạo luật về tự do hội họp và biểu tình ôn hoà (tháng 6 năm 2018 hàng trăm người bị bắt trong những cuộc biểu tình toàn quốc chống Dự luật Đặc khu và Luật An ninh Mạng); và hướng về chính sách đa nguyên và dân chủ (Czechia).

U ban Bảo v Quyền Làm Người Vit Nam vn đng ti LHQ cũng như ti Quốc hi Châu Âu cho Đức Tăng Thống Thích Quảng Đ và GHPGVNTN

Như thông báo qua Thông báo báo chí phát hành ngày 31-12-2018 về việc hoạt động của Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam (VCHR) tại LHQ một tháng trước cuộc kiểm điểm UPR Việt Nam lần thứ 3. Mục đích để gặp gỡ các Đại sứ quán Thường trực Âu Mỹ Á tại LHQ ở Genève để thông tin tình trạng nhân quyền và tôn giáo tại Việt Nam, phản bác những điều sai lạc trong bản Phúc trình UPR Việt Nam, để các quốc gia trong thế giới am hiểu thực trạng Việt Nam hầu đưa ra các khuyến cáo cho Phái đoàn Hà Nội hôm 22 tháng giêng vừa qua. Ngoài ra, Phái đoàn VCHR cũng quan tâm đến vấn đề GHPGVNTN không được phục hồi quyền sinh hoạt pháp lý của một tôn giáo có mặt hơn 2000 năm trên dải đất hình chữ S, cũng như trường hợp quản chế dai dẳng không lý do Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ.

 

Ông Võ Văn Ái và Tiến sỉ Ahmed Shaheed, Báo cáo viên Đặc biệt LHQ về Tự do Tôn giáo hay Tín ngưỡng tại LHQ Genève

Ông Võ Văn Ái và Tiến sỉ Ahmed Shaheed, Báo cáo viên Đặc biệt LHQ về Tự do Tôn giáo hay Tín ngưỡng tại LHQ Genève

 

Đặc biệt chúng tôi đã gặp gỡ nhiều Báo cáo viên Đặc biệt LHQ trên nhiều lĩnh vực nhân quyền và tôn giáo. Một trong các Báo cáo viên này là. Tiến sĩ Ahmed Shaheed, Báo cáo viên Đặc biệt LHQ về Tự do tôn giáo hay Tín ngưỡng, để cập nhật hồ sơ GHPGVNTN.

Trong quá khứ, Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam (VCHR) cũng đã tiếp cận chặt chẽ với các Báo cáo viên tiền nhiệm. May mắn là các vị ấy đều thành công đến điều tra Việt Nam, và trong phúc trình của nhị vị đều nhắc nhở ân cần tới GHPGVNTN. Đó là trường hợp của Giáo sư Abdelfattah Amor, và gần đây là Tiến sĩ Heiner Bielefeldt đã đến Thanh Minh Thiền viện gặp gỡ Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ, hỏi thăm tình trạng GHPGVNTN bổ sung cho Phúc trình.

Uỷ ban VCHR cũng đã cung cấp tài liệu cho Nhóm Công tác LHQ về việc Bắt bớ Trái phép, và nhóm này đã chính thức công bố Đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ bị Nhà nước Cộng sản bắt bớ tuỳ tiện.

Trong bản Nhận định Tổng kết (Concluding Observations) của Uỷ ban Chống Tra tấn của LHQ công bố ngày 28-12-2018 đã đặt trường hợp của vị lãnh đạo tối cao GHPGVNTN, Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ, với Nhà cầm quyền Hà Nội và yêu sách Hà Nội phải trả lời về trường hợp Ngài trễ nhất vào tháng 9 năm nay.

Tại Quốc hội Châu hiện nay cũng đang xôn xao về việc phê chuẩn Hiệp ước Mậu dịch tự do Liên Âu – Việt Nam vốn bị trì hoãn nhiều năm qua, vì những điều kiện nhân quyền và tôn giáo Liên Âu đặt ra không được Việt Nam đáp ứng. Nhưng Việt Nam chỉ hứa lèo nhưng trong thực tế chẳng có cố gắng nào cải thiện chính sách.

Nhà Cầm quyền Hà Nội khá lạc quan với hy vọng Hiệp ước đã được Liên Âu phê chuẫn cuối năm ngoái hoặc đầu năm nay. Thế nhưng tình hình cho thấy việc phê chuẩn còn trì hoãn chưa biết đến bao giờ. Do sự kiện có nhiều Dân biểu Quốc hội Châu Âu chống đối vì không thấy tiến bộ nào trên phương diện nhân quyền và tôn giáo.

Hôm 23 tháng giêng vừa qua, hai Dân biểu Quốc hội Châu Âu, ông Ramon Tremosa và bà Jude Kirton-Darling cùng tuyên bố chung trong một YouTube về sự trì hoãn này. Yêu sách của hai vị đòi hỏi Việt Nam phải đặt vấn đề Nhân quyền vào trong Hiệp ước. Dân biểu Tremosa cho biết tình hình tôn giáo, nhân quyền Việt Nam chẳng có tiến bộ gì và dẫn chứng trường hợp Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ.

 

 

Nếu Nhà cầm quyền Việt Nam vẫn tiếp tục phong toả, giấu kín trong một ngôi chùa ở Saigon như hiện nay, bịt miệng, không cho Ngài Quảng Độ lên tiếng về thảm trạng GHPGVNTN tiếp diễn trong vòng vây chưa dứt, không cho Giáo hội sinh hoạt tôn giáo độc lập, tất họ chỉ tự phong toả chính họ trong việc hội nhập vào thế giới văn minh, dân chủ.

 

 

 

———————————————–
[i] Điều 173.5 của Bộ Luật Tố tụng Hình sự sửa đổi năm 2015 về tạm giam vô thời hạn vì tội vi phạm an ninh quôc gia (sau thời hạn 4 tháng có thể gia hạn 3 lần. “Người đứng đầu Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao sẽ quyết định việc giam giữ cho đến khi việc điều tra chấm dứt”) ; Bộ Luật Hình sự sửa đổi năm 2015 những điều luật cho “những hoàn cảnh đặc biệt” liên quan đến các phiên toà bị nghi vi phạm an ninh quốc gia (Điều 25 : phiên toà có thể xử trong bí mật, Điều 28 : không áp dụng thời gian giới hạn cho tội phạm khởi tố.

[ii] Trước đây là các điều 79, 88 và 258.

Tags

 

0 Comments

You can be the first one to leave a comment.

Leave a Comment