PARIS, 17.2.2017 (UBBVQLNVN) – Theo bản “Báo cáo Tổng kết 5 năm thi hành Luật Thi hành án hình sự trong Công an nhân dân (2011 – 2016)” của Bộ Công an đầu năm nay, Việt Nam đã xử án tử hình cho 429 tù nhân giữa tháng 8 năm 2013 cho đến cuối năm 2016. Số lượng án tử hình đã hành quyết đặt Việt Nam vào hàng thứ 5 các quốc gia trong thế giới thi hành án tử hình cao nhất, đứng sau Trung quốc, Iran, Pakistan, Arabie Saoudite, và trước Hoa Kỳ tính theo số liệu của Ân Xá Quốc tế.

“Số liệu này thật kinh hoảng. y cứ vào án tử hình tại Việt Nam là hiện tượng đáng lo ngại trong một quốc gia độc đảng, mà sự tôn trọng  pháp quyền không có mặt. Nhà nước có trọn quyền giết người  tuỳ theo ý thích vì chẳng sử dụng pháp quyền”. Ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Uỷ ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam bình luận về bản Báo cáo của Bộ Công an nói trên.

Bản báo cáo (có số tham chiếu 05/BC-BCA-C81) ngày 4 tháng giêng 2017 cho một cái nhìn về việc sử dụng án tử hình tại Việt Nam từ năm 2011 đến năm 2017, kể từ khi thông qua Luật thi hành án hình sự và Sắc lệnh thi hành án bằng chích thuốc độc (xem Báo cáo 2016 của Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam về án tử hình tại Việt Nam). Để giải quyết số lượng lớn thi hành án tử hình, Việt Nam đang xây dựng 5 trung tâm mới ngoài 5 trung tâm đã hiện hữu tại Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Nghệ An, Sơn La và Dak Lak, các cán bộ công an cũng được đào tạo khẩn cấp cho việc chích thuốc độc.

Bản báo cáo cũng hé lộ những thông tin hiếm thấy trong việc kết án tử hình và việc thi hành án tại Việt Nam cộng sản, cũng như tình trạng giam giữ trong các hành lang tử thần. Những thông tin như thế không hề được tiết lộ kể từ năm 2004, là năm Việt Nam xem việc án tử hình như “bí mật quốc gia”. Theo bản báo cáo, tháng 6 năm 2016, có 681 tử tù chờ ngày hành quyết, 80 tử tù được hoãn ábn và chờ phiên toà xét xử mới, và 36 tử tù đã chết trước khi bị xử kể từ năm 2011 đến năm 2016.

Năm 2010, Việt Nam lấy quyết định chích thuốc độc thay cho xử bắn để cho việc hành quyết “nhân đạo hơn”. Sau khi luật mới được thông qua, Việt Nam tiếp tục kết án tử hình nhưng đã không thể thi hành án, vì Liên Âu cấm xuất khẩu chất độc. Năm 2013, có trên 700 tử tù chờ ngày hành quyết trong các hành lang tử thần trong những hoàn cảnh vô nhân đạo. Việc hành quyết tiếp tục thực hiện kể từ năm 2013 sau khi Nhà nước thông qua luật cho phép sử dụng thuốc độc sản xuất tại Việt Nam. Loại chất độc bản địa này chưa hề được thử nghiệm, đã đem sử dụng ngay cho các tử tù. Vào tháng 8 năm 2014, ông Nguyễn Anh Tuấn trải qua 2 giờ đồng hồ quằn quại trong đau đớn trước khi chết.

Số lượng người chết trước khi thi hành án mà bản báo cáo Bộ Công an cho biết khẳng định mối quan tâm của truyền thông báo chí về số lượng tự tử gia tăng trong các hành lang tử thần, đứng vào hàng thứ 12 trong thế giới. Các tử tù không được thông báo ngày giờ thi hành án, số đông trong họ mong muốn được chết tức khắc thay vì sống trong sự chờ đợi kinh hoàng, như trường hợp ông Nguyễn Tiến Công (35 tuổi) đã tự tử trong hành lang tử thần tháng 6 năm 2013 ở Hải Phòng. Bản báo cáo nhấn mạnh sự kiện nhiều nhà tù không có khu vực dành riêng cho tử tù, là nguyên nhân gây “phức tạp cho việc quản lý tù nhân”.

Theo bản báo cáo, măc dù sau hai lần tu chỉnh bộ Luật Hình sự vào năm 1999 và năm 2009, giảm thiểu các tội phạm bị xử án tử tình từ 44 xuống 22 trường hợp, nhưng số lượng bị kết án tử hình hằng năm không được giảm thiểu, chứng minh cho tác dụng vô hiệu ngăn cản án tử hình.

Bộ Luật Hình sự sửa đổi của Việt Nam, thông qua năm 2015 nhưng chưa có hiệu lực vì một số sai lầm trong khi biên tập các điều khoản, đã giảm thiểu các tội phạm bị kết án tử hình xuống 18 trường hợp. Tuy nhiên, mặc dù các đòi hỏi của cộng đồng quốc tế, Việt Nam vẫn chưa huỷ bỏ án tử hình cho những tội phạm mơ hồ và hổ lốn trong chương “an ninh quốc gia”. Các tội phạm này thường được sử dụng để bắt giam các nhà bất đồng chính kiến chính trị hay tôn giáo. Trái lại, một tội phạm được thêm vào, khiến cho số lượng vi phạm “an ninh quốc gia” tăng thành 6 trường hợp có thể bị kết án tử hình tại Việt Nam.

Tags

 

0 Comments

You can be the first one to leave a comment.

Leave a Comment