PARIS, ngày 30-7-2015 (UBBVQLNVN & FIDH) — Vừa qua, ngày 27-7-2015 tại khoá họp lần thứ 61 của Uỷ ban CEDAW LHQ, các chuyên gia LHQ thuộc Uỷ ban Xóa bỏ tất cả các Hình thức Phân biệt đối xử với Phụ nữ, tức Uỷ ban CEDAW, đã công bố bản Nhận xét cuối cùng mối quan tâm trầm trọng về bất bình đẳng nam nữ tại Việt Nam, cùng những vi phạm Quyền Phụ nữ ngày càng phổ biến, sau khi Uỷ ban CEDAW xem xét trong hai ngày 9 và 10 tháng 7 việc thực thi Công ước Xóa bỏ tất cả các Hình thức Phân biệt đối xử với Phụ nữ tại Việt Nam.

Ông Võ Văn Ái và bà Ỷ Lan Penelope Faulkner, Chủ tịch và Phó chủ tịch Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam, trình bày trước các Chuyên gia LHQ thuộc Uỷ ban CEDAW bản Báo cáo chung của 2 tổ chức Nhân quyền Quốc tế về những vi phạm Quyền Phụ nữ Việt Nam tại LHQ Genève ngày 9-7-2015

Ông Võ Văn Ái và bà Ỷ Lan Penelope Faulkner, Chủ tịch và Phó chủ tịch Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam, trình bày trước các Chuyên gia LHQ thuộc Uỷ ban CEDAW bản Báo cáo chung của 2 tổ chức Nhân quyền Quốc tế về những vi phạm Quyền Phụ nữ Việt Nam tại LHQ Genève ngày 9-7-2015

Ông Karim Lahidji, Chủ tịch Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH) nhận xét : “Việt Nam cam kết trong công trình cải tổ pháp lý rộng lớn nhằm bảo đảm quyền phụ nữ, nhưng chỉ trên giấy tờ thôi, chứ chẳng thực thi để bảo đảm hay bảo vệ trong thực tế. Ba mươi ba năm sau khi Việt Nam tham gia ký kết Công ước Xóa bỏ tất cả các Hình thức Phân biệt đối xử với Phụ nữ, người phụ nữ và các trẻ gái vẫn tiếp tục ở trong tình trạng công dân hạng hai”.

Trong bản Nhận xét chung công bố hôm 27-7-2015, Uỷ ban CEDAW phê phán lãnh đạo Việt Nam đã thất bại trong việc thông hiểu “khái niệm bình đẳng giới tính chủ yếu”. Uỷ ban biểu tỏ sự quan tâm trước những thái độ phụ hệ cố hữu cùng những hình mẫu rập khuôn về vai trò và trách nhiệm của người phụ nữ trong gia đình hay xã hội. Uỷ ban nhận thấy những thành kiến và những hình mẫu rập khuôn coi khinh phụ nữ và phân biệt đối xử tồn tại trong sách giáo khoa và truyền thông báo chí. Uỷ ban còn thêm rằng tục yêu thích con trai đưa tới hậu quả trong việc phá thai gây mất thăng bằng chỉ số sinh sản.

Uỷ ban CEDAW của LHQ biểu tỏ mối quan tâm về sự “phổ biến sâu rộng” các hành xử bạo động đối với phụ nữ và trẻ gái, và khuyến nhủ Việt Nam xem xét lại pháp luật của mình theo định hướng sáng sủa để hình sự hoá mọi hình thức bạo động đối với phụ nữ, kể cả việc xâm phạm tình dục gia đình và sách nhiễu tình dục.

Uỷ ban CEDAW cũng quan ngại về những sách nhiễu, bắt bớ tuỳ tiện, giam cầm và đối xử tồi tệ đối với những phụ nữ hoạt động cho nhân quyền. Trước những trường hợp này, Uỷ ban CEDAW yêu sách nhà cầm quyền phải điều tra, truy kích kẻ có trách nhiệm, và giúp đỡ các nạn nhân phương cách kháng tố. Ửy ban cũng khuyến nhủ Việt Nam có những biện pháp đặc thù để tạo dựng hoàn cảnh thuận hảo cho những phụ nữ hoạt động nhân quyền và các tổ chức nhân quyền phụ nữ được tự do hiện hữu và tiến hành.

Trong suốt cuộc xem xét bản Phúc trình của Việt Nam, những hồi đáp các lời chất vấn của Uỷ ban CEDAW, Phái đoàn Hà Nội đã tỏ ra mập mờ, nước đôi, thậm chí trái ngược. Nhiều chuyên gia LHQ nói lên sự quan tâm tha thiết trước sự gia tăng lối hành xử bạo động gần đây của công an đối với các phụ nữ hoạt động cho nhân quyền, và đòi hỏi phái đoàn cung cấp một danh sách những phụ nữ bị bắt giam. Nhưng Phái đoàn Hà Nội đã chối từ toàn bộ, lại còn khẳng định chẳng có phụ nữ nào bị hành hung hay giam cầm vì lý do nhân quyền.

Nhiều điểm được 23 chuyên gia LHQ nêu lên trong bản Nhận xét cuối cùng đã hưởng ứng mối quan tâm của Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam và Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền bộc lộ chi tiết trong bản Báo cáo chung của hai tổ chức đệ nạp Uỷ ban CEDAW từ tháng sáu năm nay, trước khi có sự xem xét và chất vấn của Uỷ ban.

Bản Báo cháo chung của hai tổ chức nhân quyền quốc tế nêu bật các điều luật và những cơ chế phân biệt đối xử, như “Hộ khẩu”, cũng như mọi phân biệt đối với phụ nữ khi tiếp cận y tế, giáo dục, hay hưởng dụng đất đai. Báo cáo chung cũng đưa ra từng chi tiết các vi phạm nghiêm trọng quyền phụ nữ, như đường dây bán dâm, khai thác tình dục phụ nữ và trẻ gái, vi phạm luật lao động, bạo hành gia đình, vi phạm quyền sinh sản. Cuối cùng, bản Báo cáo chung của hai tổ chức đưa ra 25 khuyến cáo đặc thù yêu sách nhà cầm quyền Hà Nội cải thiện hoàn cảnh cho các quyền phụ nữ.

Ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam, cho biết : “Lãnh đạo Việt Nam giải thích nguyên nhân sự thiếu sót trong việc thực thi Công ước Xóa bỏ tất cả các Hình thức Phân biệt đối xử với Phụ nữ, là do thiếu những nguồn lực tài chính. Trái lại, Uỷ ban CEDAW thì cho rằng nguyên nhân ấy do thiếu ý chí chính trị. Nhưng, trước tiên, mọi nguyên nhân đến từ hệ thống một Nhà nước độc đảng, thiếu minh bạch, không có tự do chính trị, lại còn bị Đảng Cộng sản kiểm soát toàn bộ nhân dân, ngăn cản quyền phụ nữ được thực thi”.

Dù rằng bản Nhận định cuối cùng của Uỷ ban CEDAW LHQ mới công bố hôm 27 tháng 7 vừa qua, nhưng truyền thông báo chí của Nhà nước Cộng sản đã tuyên truyền dối gạt từ ngày 10 tháng 7 rằng Uỷ ban CEDAW đã “chấp thuận” bản Phúc trình thường kỳ của Việt Nam trong việc thực thi Công ước Xóa bỏ tất cả các Hình thức Phân biệt đối xử với Phụ nữ !

 

 

Tags

 

0 Comments

You can be the first one to leave a comment.

Leave a Comment